Bật mí về cách chăm sóc da khi bị nhiễm demodex


Bạn có biết bệnh demodex là gì và xuất hiện do nguyên nhân nào hay không? Gần đây, số lượng người mắc phải càng tăng, và câu hỏi tìm kiếm nhiều trên mạng xã hội liên quan đến vấn đề này là chăm sóc da khi bị nhiễm demodex. Để giúp cho các bạn nên xử lý như nào khi gặp demodex.

Tìm hiểu về bệnh demodex

Có hai loại vi khuẩn gây viêm da ở người đó là: Demodex folliculorum và Demodex brevis. Kích thước của vi khuẩn này đều không thể nhìn thấy bằng mắt thường, chỉ có thể thấy bằng kính hiển vi.

Demodex sẽ bám vào da sâu trong lỗ chân lông, rồi chúng sinh sản và phát triển trong lỗ chân lông nếu như chúng ta không xử lý kịp thời. Khi đó cơ thể sẽ mang vi khuẩn, đồng thời tiết ra chất thải, cuối cùng là chết ở trong da ngay sau khi vừa đẻ trứng.

Sau khi chết, xác của vi khuẩn gây bệnh demodex sẽ phân hủy trên bề mặt da, gây nên triệu chứng viêm nhiễm ở một số mô. Triệu chứng thường gặp đó là: dị ứng tại chỗ, ban đỏ, mụn. Những triệu chứng này chính là sự phản ứng của hệ thống miễn dịch.

Có nhiều bạn chưa hiểu rõ về loại viêm da do vi khuẩn demodex gây ra, noscos thể lây lan khi tiếp xúc trực tiếp như: hôn, dùng chung khăn lau mặt,…, bụi có trứng bám trên làn da.

Vi khuẩn gây nên bệnh demodex được phóng to kích thước
Vi khuẩn gây nên bệnh demodex được phóng to kích thước

Nguyên nhân da bị nhiễm demodex

Hầu như, mọi ký sinh trùng không riêng demodex, chúng chỉ tồn tại được ở môi trường dễ xâm nhập và đủ điều kiện thuận lợi để “sinh sôi nảy nở”. Đặc biệt trên làn da người không tắm rửa, vệ sinh kỹ càng mỗi ngày tạo thành lớp da sừng dày chứa đầy cặn bẩn và dầu thừa, đây chính là ổ vi khuẩn và ký sinh trùng ưa chuộng sinh sống.

Bên cạnh đó, người có sức đề kháng và hệ miễn dịch kém, cơ thể không thể tự chống chọi với vi khuẩn xâm nhập cũng là trường hợp có nguy cơ cao mắc bệnh viêm nhiễm ký sinh trùng demodex.

Ký sinh trùng demodex thường trú ẩn trong làn daKý sinh trùng demodex thường trú ẩn trong làn da bẩn bẩn
Ký sinh trùng demodex thường trú ẩn trong làn da bẩn

Trên đó là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến da bị nhiễm bệnh demodex, tuy nhiên còn có nhiều nhân tố xấu bên ngoài góp phần tác động, ví dụ như:

  • Da bị trầy xước hoặc có vết thương hở nhưng không được sát khuẩn và khử trùng cẩn thận, vô tình tạo con đường trực tiếp để ký sinh trùng demodex tấn công.
  • Quá trình vệ sinh da sai cách, bỏ qua bước tẩy trang đầu tiên để loại bỏ sâu dầu nhờn, chất bẩn, kem chống nắng tích tụ dưới lỗ chân lông. Nếu chỉ rửa mặt thông thường không thể làm sạch được chúng.
  • Cấu trúc da mỏng yếu, sức đề kháng da kém hơn do sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng hoặc lạm dụng thường xuyên các sản phẩm makeup, thuốc điều trị da liễu chứa thành phần corticosteroid, steroid…
  • Khi làn da đang gặp các vấn đề như da mụn, dị ứng, vảy nến… lúc này sức khỏe của da khá tổn thương và suy yếu, vì thế vi khuẩn dễ xâm nhập hơn.
Da nổi mụn, kích ứng đỏ vì nhiễm ký sinh trùng demodex
Da nổi mụn, kích ứng đỏ vì nhiễm ký sinh trùng demodex

Khi bị nhiễm demodex gây ảnh hưởng gì cho da

Trước khi đi đến chăm sóc da khi bị nhiễm demodex thì biết bệnh này sẽ có ảnh hưởng gì cho da. Đối với những bạn làn da nhạy cảm và yếu khi nhiễm demodex sẽ mất nước, lớp bảo vệ da bị suy yếu tạo điều kiện để cho vi khuẩn demodex tấn công vào sâu bên trong da.

Từ đó, lam cho da xuất hiện những triệu chứng: ngứa, mẩn đỏ, mụn, da sần sùi,… Khi vi khuẩn bám dính, sống trong da sẽ hút chất nhờn, lỗ chân lông là nơi trú ấn của nó và sinh sản. Một khi mà da của bạn bị vi khuẩn demodex tấn công thì sao cũng sẽ bị ảnh hưởng tùy mức độ nặng hay nhẹ.

  • Nếu bị nhiễm demodex nhẹ:

Da sẽ bị đỏ, tạo vảy trắng gây ngứa, cảm giác như có con gì bò trên da mặt.

  • Còn bạn nào bị nhiễm demodex nặng:

Gây mụn trứng cá: làn da đột nhiên nổi nhiều mụn đỏ, có thể sưng mủ và rất dễ bị viêm nhiễm.

Trứng cá đỏ rosacea: Tình trạng này rất khó điều trị, bởi vì đây được coi là dấu hiệu nặng nhất. Khi da bị mụn trứng cá không không điều trị đúng sẽ trở thành trứng cá đỏ rosacea.

Vì vậy, khi mà da của bạn bị vi khuẩn demodex xâm nhập vào, thì ít hay nhiều da cũng bị tổn thương. Chính vì vậy, bạn cần xử lý kịp thời để không có gì nghiêm trọng và đáng tiếc xảy ra.

Tình trạng khi làn da gặp viêm nhiễm demodex
Tình trạng khi làn da gặp viêm nhiễm demodex

Cách chăm sóc da khi bị nhiễm demodex

Ngay sau khi phát hiện làn da có dấu hiệu bị nhiễm ký sinh trùng, bạn nên tới bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán mức độ nhiễm demodex và điều trị bệnh. Đồng thời, nên áp dụng cách chăm sóc da khi bị nhiễm demodex bài bản như dưới đây sẽ giúp điều trị dứt điểm bệnh nhanh chóng.

Vệ sinh da kỹ càng

Dầu thừa và cặn bẩn tích tụ trong nang lông chính là nguồn dưỡng chất giúp demodex sinh sôi mạnh mẽ. Do đó, vệ sinh da mỗi ngày là cách duy nhất để ngăn chặn nguồn sống của ký sinh trùng. Mặt khác, khi làn da sạch sẽ mới có thể duy trì vẻ mịn màng và khỏe mạnh dài lâu, bên cạnh đó còn giúp tránh xa nhiều vấn đề về da khác như da lão hóa, nổi mụn…

Làm sạch da để loại bỏ dầu nhờn và bụi bẩn tích tụ
Làm sạch da để loại bỏ dầu nhờn và bụi bẩn tích tụ

Tuy nhiên, nếu cách vệ sinh chỉ qua loa, không làm sạch kỹ càng cũng chưa thể đảm bảo da không bị lây nhiễm demodex. Vì thế cần chú ý các bước vệ sinh, chăm sóc da khi bị nhiễm demodex theo quy trình như sau:

  • Tẩy trang: Khá khó để vệ sinh da sạch sâu nếu chỉ xử lý bằng cách rửa mặt thông thường. Thay vào đó, nên dùng bông tẩy trang thấm ít nước tẩy trang và lau nhẹ nhàng lên da. Trong thành phần của nước tẩy trang có chứa các chất làm tiêu tan và đào thải dầu nhờn nằm sâu dưới lỗ chân lông.
  • Rửa mặt bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ: Mọi chất bẩn được lấy đi hoàn toàn qua bước rửa mặt bằng sữa rửa mặt tạo bọt. Lưu ý dùng khăn mềm lau khô da, tránh để nước tích tụ trên bề mặt da.
  • Mỗi ngày nên rửa mặt 2 lần vào buổi sáng và tối bằng sữa rửa mặt, tuy nhiên chỉ tẩy trang vào buổi tối trước khi đi ngủ. Dù vậy, trong bất kỳ khoảng thời gian nào trong ngày, bạn cũng nên rửa mặt sơ qua với nước mát để làm sạch lớp dầu nhờn tiết ra thường xuyên. Hạn chế dầu tích tụ nhiều khiến làn da “ngạt thở”.
  • Tẩy tế bào da chết tối thiểu 1 – 2 lần/ tuần để loại bỏ lớp da sừng khô sần chứa nhiều vi khuẩn. Hơn nữa còn giúp da thông thoáng, từ đó ngăn chặn demodex ký sinh.
Tẩy trang thường xuyên để da thông thoáng
Tẩy trang thường xuyên để da thông thoáng

Làm sạch các vật dụng tiếp xúc gần với da

Các vật dụng thường ngày có tiếp xúc trực tiếp với da mặt như gối, mềm, quần áo, cọ trang điểm… có thể chứa nhiều vi khuẩn đang ẩn náu nếu không giặt giũ, làm sạch thường xuyên. Ngoài ra, môi trường sống không sạch sẽ, có nhiều bụi bẩn luân chuyển trong không khí cũng là nguyên nhân khiến da nhanh bẩn và bị vi khuẩn tấn công.

Vật dụng hằng ngày có thể chứa nhiều vi khuẩn
Vật dụng hằng ngày có thể chứa nhiều vi khuẩn

Vậy nên, hãy làm sạch vật dụng trong nhà, lau chùi và vệ sinh không gian sống 1 – 2 lần/ tuần. Nếu điều kiện cho phép, nên trồng thêm cây xanh xung quanh nơi ở, cây xanh giúp ngăn cản bụi bẩn và điều hòa không khí sạch trong môi trường.

Bôi thuốc điều trị Demodex

Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc bôi nào trên da, bạn nên tìm hiểu kỹ thành phần, công dụng và xuất xứ nguồn gốc rõ ràng. Tốt nhất nên sử dụng các loại thuốc trị demodex do bác sĩ chỉ định, không nên tự ý mua thuốc bôi khi chưa chắc chắn nó an toàn và hiệu quả.

Một số thuốc điều trị da bị nhiễm demodex hiệu quả nhất thường được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân mà bạn có thể tham khảo và áp dụng như thuốc mỡ Metrogyl, thuốc bôi Benzyl Benzoat hoặc uống thuốc kháng sinh để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, ngăn chặn ký sinh trùng phát triển.

Bôi kem điều trị bệnh da demodex
Bôi kem điều trị bệnh da demodex

Dưỡng ẩm cho da

Trong quá trình điều trị da nhiễm ký sinh trùng cần đảm bảo kết hợp song song với tăng cường dưỡng ẩm cho da, nhất là đối tượng có làn da mỏng yếu. Cung cấp cho da các dưỡng chất cần thiết giúp làm dịu làn da đang bị kích ứng do tác động của ký sinh trùng demodex.

Đồng thời, việc dưỡng ẩm sẽ giúp hồi phục làn da vừa trải qua tổn thương, tái tạo làn da mới khỏe mạnh và tươi sáng. Bên cạnh đó là giúp thu nhỏ lỗ chân lông, kiểm soát dầu nhờn tiết ra, từ đó ngăn chặn sự lây lan của ký sinh trùng.

Lưu ý: Bạn chỉ nên lựa chọn các sản phẩm kem dưỡng da có thành phần chiết xuất tự nhiên, lành tính và thẩm thấu dịu nhẹ vào da.

Bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể

Thay đổi chế độ dinh dưỡng lành mạnh và tốt cho sức khỏe, tăng cường tiêu thụ  nhiều loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là chất đạm, các loại vitamin và khoáng chất có nhiều trong rau củ, trái cây, hạt khô, thịt bò, hải sản tươi, trứng… Có như vậy, cơ thể mới đủ năng lượng và dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng  chống chọi với vi khuẩn và bệnh tật gây hại.

Ăn nhiều rau xanh, trái cây
Ăn nhiều rau xanh, trái cây

Tập luyện và nghỉ ngơi điều độ

Vận động cơ thể thường xuyên bằng những bài tập nâng cao sức khỏe. Trong quá trình vận động cơ thể toát ra mồ hôi, lấy đi chất bẩn và vi khuẩn dưới lỗ chân lông, nhờ vậy mà đẩy lùi nguy cơ lây nhiễm bệnh ngoài da. Hơn nữa, vận động là cách tăng cường thể lực tốt nhất, có sức khỏe mới có khả năng bảo vệ cơ thể trước các tác nhân xấu bên ngoài gây hại.

Lưu ý để phòng tránh viêm nhiễm demodex

Da bị nhiễm demodex có triệu chứng khá giống với bệnh viêm da, mụn trứng cá,….Nếu bạn nghi ngờ mình có khả năng viêm nhiễm demodex thì đến bệnh viện da liễu, cơ sở thẩm mỹ để được thăm khám và tư vấn chính xác nhất. Khi bạn biết được mình có thật sự mắc hay không, để tìm cách chăm sóc da khi bị nhiễm demodex hiệu quả nhất.

Bạn cần nắm chắc những nguyên tắc trong chăm sóc khi bị demodex như sau:

  • Nguyên tắc 1:

Luôn giữ cho da sạch sẽ, loại những bụi bẩn, bã nhờn bám dính trên da. Vì những thứ đó chính là giá trị dinh dưỡng cho vi khuẩn demodex. Rửa mặt bằng sữa rửa mặt 2 lần/ ngày (tối và sáng) đồng thời nên tẩy tế bào chết để những lớp sừng già được tẩy bỏ. Lỗ chân lông được thông thoáng, nơi trú ẩn vi khuẩn demodex không còn nữa.

Mách mẹo về cách chăm sóc da khi bị nhiễm demodex
Mách mẹo về cách chăm sóc da khi bị nhiễm demodex
  • Nguyên tắc 2:

Cần giữ vệ sinh nhà cửa, chăn, gối,… Nên giặt chăn gối 2 lần/ tuần.

  • Nguyên tắc 3:

Cần xây dựng chế độ ăn uống và sinh học lành mạnh. Cần bổ sung cho cơ thể những giá trị dinh dưỡng như: rau xanh, trái cây, cá,… hạn chế ăn những đồ ăn nhanh, đồ chiên, chất kích thích,… kết hợp vận động để tăng cường sức khỏe, ngủ đủ giấc, uống nhiều nước,….

  • Nguyên tắc 4:

Sử dụng những sản phẩm điều trị demodex được bác sĩ khuyên dùng, có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng, đã qua kiểm định, cần chú ý đến thành phần và độ pH có trong sản phẩm. Nên hạn chế dùng những loại kem trộn bán tràn lan trên thị trường bởi vì độ pH của nó không được biết chính xác.

Không phải sản phẩm có độ pH càng lớn thì sẽ giúp nhanh chóng điều trị demodex đâu, nó sẽ làm cho da bị suy yếu sức đề kháng. Những sản phẩm từ công nghệ vi sinh hay tự nhiên là sự lựa chọn ưu tiên.

  • Nguyên tắc 5:

Thoa và uống Metronidazol: trước khi sử dụng bạn cần phải hỏi qua bác sĩ để xem có phù hợp với bạn hay không. Nếu khi sử dụng mà có những biểu hiện lạ, cần dừng ngay.

Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng những loại thuốc diệt vi khuẩn demodex như: mỡ Metrogyl (2 lần/ ngày) hoặc Benzyl benzoat 10% dung dịch và 25% thuốc bôi.

Thoa và uống thuốc tiêu diệt demodex
Thoa và uống thuốc tiêu diệt demodex

Trên đây, là một số thông tin về chủ đề chăm sóc da khi bị nhiễm demodex. Cách Chăm Sóc Da hy vọng với những kiến thức trên có thể giúp ích được các bạn xử lý kịp thời khi làn da gặp phải tình trạng này. Chúc các bạn sẽ sớm trị khỏi viêm da demodex, để tự tin xuống phố vui xuân sắp đến.

Bài viết xem thêm:

Mời đánh giá

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan