Sau khi đắp mặt nạ xong có cần rửa lại mặt không?


Từ lâu, đắp mặt nạ đã trở thành bước chăm sóc da không thể thiếu trong chu trình skincare của nhiều người, thế nhưng vẫn còn tồn tại nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề này, chẳng hạn như đắp mặt nạ xong có cần rửa lại mặt không? Câu trả lời sẽ nằm trong phần chia sẻ dưới đây, hãy cùng tham khảo ngay nhé!

Đắp mặt nạ xong có cần rửa lại mặt không?

Đắp mặt nạ xong có cần rửa lại mặt hay không còn phụ thuộc vào loại mặt nạ bạn đang sử dụng.

  • Đối với các loại mặt nạ có tác dụng tẩy tế bào chết, hút ẩm, bã nhờn từ sâu bên trong lỗ chân lông như đất sét, mặt nạ giấy, mặt nạ lột hay dạng kem thì bạn nên rửa lại mặt sau khi dùng mặt nạ. Điều này sẽ giúp loại bỏ hết bã mask, tinh chất thừa trên da, đồng thời rửa trôi toàn bộ bụi bẩn bã nhờn, đem lại cho bạn làn da sạch sâu, khô thoáng và tránh tình trạng bí da.
  • Đối với các loại mặt nạ cấp ẩm, làm dịu da thì bạn không cần phải rửa lại. Việc làm này sẽ giúp lưu giữ lại các thành phần dưỡng ẩm có trong mặt nạ, giúp nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, nếu bạn sở hữu làn da nhạy cảm thì nên rửa lại sau khi đắp mặt khoảng 15 đến 20 phút sau khi đắp mặt nạ để tránh nổi mụn do lỗ chân lông bị bít tắc.

 

Đắp mặt nạ xong có cần rửa lại mặt không?

Lưu ý quan trọng khi sử dụng mặt nạ

Có nên đắp mặt nạ mỗi ngày không?

Chăm sóc da thường xuyên là điều cần thiết, tuy nhiên, việc đắp mặt nạ hằng ngày là không cần thiết. Bởi tần suất đắp mặt nạ quá thường xuyên có thể khiến da của bạn mất đi lớp dầu tự nhiên, khiến da trở nên nhạy cảm trước những tác động của môi trường. Sau mỗi lần đắp mặt nạ, làn da của bạn sẽ cần có thời gian để hấp thu và thích ứng với dưỡng chất, nếu đắp mặt nạ quá thường xuyên sẽ khiến da bị “quá tải”, bên cạnh đó còn làm lãng phí dưỡng chất.

Ngoài ra, bạn cũng cần quan tâm đến mục đích sử dụng của mình để có tần suất đắp mặt nạ phù hợp. Chẳng hạn như nếu bạn muốn đắp mặt nạ chứa thành phần chống oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa, kiềm dầu thì tần suất là 2 – 3 lần/tuần để cải thiện và khỏe mạnh hơn. Đối với trường hợp bạn sở hữu làn da nhạy cảm thì tần suất đắp mặt nạ 1 tuần/lần là đủ.

Nên tiến hành đắp mặt nạ sau bước nào khi skincare?

Mặc dù việc đắp mặt nạ rất cần thiết trong chu trình skincare, tuy nhiên không phải ai cũng biết thứ tự thực hiện hợp lý. Thông thường, bạn có thể đắp mặt nạ ngay sau bước tẩy tế bào chết, tẩy trang bằng sữa rửa mặt, dầu tẩy trang và làm sạch sâu bằng nước hoa hồng. Việc làm sạch từ sâu bên trong lỗ chân lông sẽ giúp dưỡng chất từ mặt nạ dễ dàng thẩm thấu hơn, từ đó phát huy tác dụng dưỡng da tốt hơn.

Đắp mặt nạ sau khi làm sạch da sẽ giúp dưỡng chất dễ dàng thấm sâu vào bên trong

Nên đắp mặt nạ trong bao lâu?

Bên cạnh việc thắc mắc không biết đắp mặt nạ xong có cần phải rửa lại mặt không thì thời gian đắp mặt nạ trong mỗi lần cũng quan trọng không kém. Bởi nếu đắp mặt nạ quá thời gian quy định sẽ gây tác dụng phụ, khiến làn da bạn không những không được cải thiện mà còn trở nên xấu hơn.

Thông thường, thời gian đắp mặt nạ tốt nhất được các chuyên gia da liễu khuyến cáo là khoảng từ 15 đến 20 phút đối với làn da bình thường và các loại mặt nạ cấp ẩm, làm dịu da. Đối với làn da nhạy cảm hoặc mặt nạ tẩy trắng, tẩy tế bào chết thì chỉ cần 5 đến 10 phút là đủ.

Có thể dùng nhiều loại mặt nạ cùng lúc được không?

Câu trả lời sẽ là không nên thay đổi nhiều loại mặt nạ cùng lúc đâu bạn nhé! Mỗi loại mặt nạ sẽ có những thành phần và công dụng khác nhau, do đó việc thay đổi liên tục có thể khiến da không thích nghi kịp, dẫn đến bít tắc lỗ chân lông, kích ứng và gây ra mụn.

Quy trình chăm sóc da với mặt nạ

Dưới đây là quy trình chuẩn nhất để chăm sóc da với mặt nạ, bạn có thể tham khảo và áp dụng ngay nhé:

Bước 1: Tiến hành tẩy trang và rửa bằng sữa rửa mặt

Tẩy trang và rửa mặt bằng sữa rửa mặt là bước skincare cực kỳ quan trọng mà bạn không thể bỏ qua. Dầu tẩy trang và sữa rửa mặt sẽ giúp bạn loại bỏ đi toàn bộ lớp trang điểm cũng như bụi bẩn, bã nhờn tích tụ trên da sau một ngày dài học tập và làm việc bên ngoài. Việc làm sạch lỗ chân lông cũng giúp dưỡng chất từ việc đắp mặt nạ dễ dàng thẩm thấu và nuôi dưỡng làn da tốt hơn.

Làm sạch da trước khi đắp mặt nạ giúp da hấp thụ dưỡng chất tốt hơn

Bước 2: Tẩy tế bào chết

Tẩy tế bào chết giúp loại bỏ các sừng cũ, tế bào chết trên da, giúp da sáng hơn, lỗ chân lông được thông thoáng và thúc đẩy sản sinh tế bào mới.

Tẩy tế bào chết hỗ trợ chăm sóc da hiệu quả

Bước 3: Sử dụng toner/nước hoa hồng

Sử dụng toner/nước hoa hồng có tác dụng giúp cân bằng độ pH trên da và hỗ trợ làm sạch sâu các bã nhờn, dầu thừa mà dầu tẩy trang và sữa rửa mặt không thể lấy đi hết.

Bước 4: Tiến hành đắp mặt nạ

Tiến hành đắp mặt nạ trong khoảng 15 – 20 phút, sau đó rửa lại mặt bằng nước sạch.

Bước 5: Dùng serum/sản phẩm đặc trị

Nếu da bạn đang cần điều trị các vấn đề như mụn, sạm nám, hay da cần được phục hồi sau khi điều trị hay kích ứng thì có thể sử dụng các sản phẩm đặc trị hay serum. Sau đó, có thể tiếp tục thực hiện các bước skincare mà bạn thường sử dụng.

Bước 6: Kem dưỡng ẩm

Kem dưỡng ẩm có chức năng cung cấp độ ẩm và đóng vai trò như một lớp khóa ẩm, giúp ngăn chặn các dưỡng chất không bị bốc hơi.

Kem dưỡng ẩm cung cấp độ ẩm và giúp da hấp thụ tốt dưỡng chất từ mỹ phẩm

Hy vọng với tất cả những kiến thức và kinh nghiệm được chia sẻ trong bài viết trên sẽ giải đáp được thắc mắc đắp mặt nạ xong có cần rửa lại mặt không và các vấn đề thường gặp. Chúc bạn sẽ sớm sở hữu làn da như mong muốn nhé!

Bài viết xem thêm:

Mời đánh giá

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan