Bỏ qua vấn đề an toàn, sức khỏe con người, những đặc tính riêng của chì đã giúp thứ kim loại nặng này được ứng dụng nhiều trong hầu hết các ngành công nghiệp hiện đại. Thế nhưng, xu hướng làm đẹp ngày nay đã không còn chỗ cho 2 từ “tức thì”, một làn da đẹp là báo hiệu cho một thể trạng cơ thể tốt. Hãy cùng tham khảo cách lấy chì trên da mặt sau để dọn dẹp loại độc tố này ra khỏi cơ thể thật hiệu quả.
Chì trên da mặt là gì?
Chì là một loại kim loại nặng có tên hóa học Pb, màu trắng xanh, khi tiếp xúc với không khí chì chuyển qua màu xám bạc, ở dạng chì oxit màu đỏ và vàng cam. Chì tồn tại xung quanh chúng ta, chúng được sử dụng rộng rãi hiện nay với nhiều công dụng. Tuy nhiên chì không có vai trò sinh lý đối với con người mà hoàn toàn gây các ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe.
Có 3 con đường chính để chì thâm nhập vào cơ thể:
- Hô hấp: Một lượng chì thâm nhập qua đường hô hấp con người do nguồn không khí ô nhiễm, khí thải từ các động cơ đốt, nhà máy…
- Tiêu hóa: Nhiễm chì khi con người tiêu thụ một lượng thực phẩm được nuôi trồng ở các vùng đất nhiễm chì. Do bàn tay tiếp xúc với chì chưa được vệ sinh kỹ trước khi ăn, trẻ em ngậm mút các đồ vật có chì…
- Thẩm thấu qua da – niêm mạc: Đây là nguyên nhân xuất hiện chì trên da mặt, cơ thể từ các loại mỹ phẩm kém chất lượng. Khi thoa lên da, lượng chì này không chỉ tồn tại mãi trên da, chúng thẩm thấu qua niêm mạc, sẽ được hấp thu vào máu, sau đó dẫn truyền chì đến các cơ quan nội tạng và gây các bệnh lý nghiêm trọng.
Da mặt nhiễm độc chì là tình trạng làn da mặt tích tụ một lượng chì lớn bằng nhiều trong thời gian dài, gây ảnh hưởng tới sức khỏe thậm chí gây tử vong ở người.
Nguyên nhân hình thành chì trên da mặt
Nồng độ chì được đo trong máu từ 0<10 Microgam/dL được cho là có thể chấp nhận. 0 Microgam/dL là nồng độ chì lý tưởng.
- Sử dụng mỹ phẩm chứa chì: Chì hình thành trên da mặt chủ yếu từ các dòng mỹ phẩm chăm sóc da và trang điểm kém chất lượng được sử dụng trên da, về lâu về dài, lượng chì tích tụ và gây hại cho cơ thể.
Tính kết dính của chì là yếu tố quyết định sự ứng dụng chì trong sản xuất mỹ phẩm như son môi, thuốc nhuộm tóc, thuốc làm trắng da, sơn móng tay, phấn mắt, một số loại thuốc nam lưu hành bất hợp pháp có chứa chì (hồng đơn)…
- Thẩm thấu qua da từ không khí nhiễm chì: Các ngành công nghiệp phát thải chì ra môi trường gây ô nhiễm không khí. Các hoạt động khai thác, đốt nhiên liệu hóa thạch, xăng dầu, nhà máy công nghệ, sản xuất son… Lượng khí thải chứa chì không chỉ đi qua đường hô hấp, con người dễ dàng bị phơi nhiễm không khí qua quá trình thẩm thấu ở da, niêm mạc đi vào sâu trong cơ thể.
- Bên cạnh đó, thói quen thiếu vệ sinh khiến da dễ nhiễm độc chì, khi bàn tay, đồ vật chăm sóc da không được vệ sinh cẩn thận trước khi tiếp xúc trực tiếp lên da mặt cũng là nguyên nhân khiến da nhiễm chì và trở nên xuống sắc sau một thời gian phơi nhiễm.
Ảnh hưởng của chì với làn da
Làn da nhiễm chì khá dễ nhận thấy bằng mắt thường. Với các dòng mỹ phẩm chứa chì, thoạt đầu mang tới hiệu quả cao trong chăm sóc da, kết quả giúp cải thiện bất ngờ. Tuy nhiên, sau một thời gian, nồng độ của kim loại nặng này sẽ thâm nhập qua da và lắng đọng ở các tế bào, gây ảnh hưởng quá trình trao đổi chất. Chúng chiếm dụng nguồn oxy của da và làm lắng cặn chất dinh dưỡng khiến da thiếu oxy và dưỡng chất trầm trọng. Từ đó, làn da ngày một xấu đi rõ rệt theo thời gian.
- Màu da sẫm xuống, da xuất hiện các vết nám, tàn nhang, có đốm đen xuất hiện.
- Quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn, độ đàn hồi kém, khiến da chảy sệ, nhăn nheo, nhiều vết nhăn hiện rõ.
- Tình trạng mụn mủ, mụn bọc, da sần sùi và khô ráp, dễ kích ứng.
- Sử dụng lâu dài có thể làm bạn mệt mỏi, ngủ không sâu giấc, lúc này lượng chì trên da mặt đã tác động trực tiếp tới cơ thể, sức khỏe con người.
Nếu không được loại bỏ tận gốc và tìm tới các phương pháp làm đẹp, làm sạch tức thì bằng mỹ phẩm có độ kết dính và độ mịn cao, khiến da lại tiếp tục quay lại luẩn quẩn của tình trạng tiếp chì vào da mặt của bạn.
Cách lấy chì trên da mặt hiệu quả
Với những ảnh hưởng và biến chứng nghiêm trọng của chì lên làn da cũng như sức khỏe con người, hãy luôn canh cánh tìm cho mình một cách lấy chì trên da mặt giúp thải độc kim loại nặng ra khỏi cơ thể một cách hoàn toàn.
Thấu hiểu những tác động tiêu cực của chì, và hướng tới vẻ đẹp từ sâu bên trong cơ thể, rất nhiều các nghiên cứu trong y khoa và ngành thẩm mỹ đã cho ra nhiều công nghệ ứng dụng thải độc chì khỏi cơ thể chúng ta.
Sử dụng Laser carbon để loại bỏ chì
Laser là công nghệ sử dụng ánh sáng với các bước sóng khác nhau, chúng có khả năng đi sâu vào các lớp biểu bì của da để xử lý các tổn thương do chì, kích thích tái tạo tế bào, loại thải độc tố.
Carbon – một loại khắc tinh của độc tố, kim loại nặng. Khả năng len lỏi sâu trong da của laser cùng khả năng hấp thụ chì mạnh mẽ của cacbon mang lại hiệu quả thanh lọc làn da hoàn toàn.
Các độc tố được carbon hút dính và loại thải ra khỏi cơ thể qua hệ bài tiết tự nhiên.
Sau khi thực hiện, laser detox, làn da trở nên sang hồng, mềm mịn, độ đàn hồi cao, cũng như các vết nhăn được hạn chế một cách hiệu quả.
Hút chì thải độc trên da mặt bằng máy hút chì chuyên dụng
Đây là phương pháp thải độc chì trên da được sử dụng tại hầu hết các spa, trung tâm thẩm mỹ.
Làn da sẽ được làm sạch bằng các bước trong chu trình skincare, tiến hành xông hơi để các lỗ chân lông giãn nở, sau đó thực hiện thoa một lớp kem thải chì cùng kết hợp máy thải độc chì, giúp đưa dưỡng chất vào sâu bên trong và loại bỏ hoàn toàn kim loại nặng ra khỏi cơ thể.
Máy hút chì sử dụng tần số siêu âm rung mạnh để loại bỏ chì, thạch tín, độc tố dưới da giúp làn da được sạch sâu, thông thoáng, loại bỏ thâm nám, xám sẫm màu, các vấn đề da lão hóa, mất kết cấu collagen,..
Để phương pháp hút chì này phát huy tối đa công dụng, da mặt tiếp tục được chăm sóc bằng các bước chăm sóc: massage, đắp mặt nạ, bôi kem dưỡng.
Làn da sau khi thực hiện loại bỏ chì, sẽ trở nên rạng rỡ, bật tone sáng và đều màu, bề mặt da láng mịn hơn nhờ việc se khít lỗ chân lông, đồng thời làn da hồng hào, tăng độ đàn hồi.
Một số lưu ý khi thực hiện loại bỏ chì hiệu quả
- Tẩy tế bào chết 2 lần/ tuần cho da để thải chì tốt nhất: Không chỉ giúp loại bỏ các bụi bẩn, bã nhờn, các tế bào hóa sừng trên da, tẩy tế bào chết đúng cách giúp lưu thông máu, lỗ chân lông không bị tắc nghẽn, các chất độc dễ dàng được loại thải.
- Uống nước chanh ấm mỗi sáng: Đây là thói quen đơn giản và mang lại nhiều hiệu quả cho sức khỏe và làn da. Nước chanh kích thích gan, túi mật hoạt động tốt, thúc đẩy hệ tuần hoàn máu và dễ dàng loại bỏ các độc tố ra bên ngoài.
- Chú ý đến chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt: Cơ thể và làn da luôn luôn cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất. hãy hướng tới một lối sống xanh, sạch với các thực phẩm có lợi cho sức khỏe, có chứa nhiều omega-3, nhiều loại rau xanh, trái cây. Uống đủ nước mỗi ngày. Loại bỏ các loại chất kích thích, các thực phẩm quá ngọt, thức ăn nhanh ra hoàn toàn khỏi khẩu phần ăn.
Bên cạnh đó, một chế độ ăn ngủ đủ giấc, điều độ, cùng kết hợp thể dục thể thao hàng ngày. Không những giúp cơ thể khỏe mạnh, lưu thông máu tốt. Lượng mồ hôi khi hoạt động thể dục sẽ kéo theo nhiều độc đng tích tụ trên da. Một cơ thể khỏe mạnh cùng với một làn da đẹp từ bên trong sẽ mang đến nhiều điều mới mẻ trong cuộc sống của bạn.
Hiện nay, không ít cơ sở spa đã thần thánh hóa hiệu quả của việc lấy chì và thực hiện sai cách thức khiến nhiều chị em phải bỏ một số tiền lớn mà không mang đến kết quả mong đợi. Do đó, hãy tham khảo kỹ trước khi lấy chì trên da, bên cạnh đó bằng những thói quen hàng ngày, hãy tự giúp bản thân loại bỏ kim loại nặng này nhanh chóng ra khỏi cơ thể bằng những cách lấy chì trên da mặt đơn giản dễ làm khác.
Bài viết xem thêm:
- Cách dùng xịt khoáng đúng cách để đạt hiệu quả tối đa
- Nên chọn cách tẩy trang da mặt tự nhiên hay sử dụng mỹ phẩm?
Bình luận